Từ lâu, nhiều người nghĩ rằng uống rượu vang tốt cho sức khỏe. Điều này đúng vì rượu vang chứa nhiều chất chống oxy hóa từ quả nho. Tuy nhiên, rượu vang cũng là rượu được lên men - với nhiều hệ lụy như nhiều loại rượu khác. Bạn có thể dùng OPCs, từ nho và các loại quả berries để giữ lại cái tốt cho sức khỏe của rượu vang mà không phải “say vì rượu”.
1. Bài viết gây hoang mang về rượu vang từ BBC
Trong một bài viết gần đây ngày 29- 03-2019, trên trang tin của Đài BBC chia sẻ về một nghiên cứu viết trên BMC Public Health, các nhà nghiên cứu tính toán rằng: “Nếu 1.000 người đàn ông không hút thuốc và 1.000 phụ nữ không hút thuốc mỗi người uống một chai rượu vang một tuần, có thêm khoảng 10 người đàn ông và 14 phụ nữ có thể bị ung thư trong suốt cuộc đời.
Ở phụ nữ, lượng đồ uống có cồn liên quan đến tăng nguy cơ ung thư vú và ở nam giới, nó liên quan đến ung thư đường tiêu hóa và gan.”
2. Tại sao uống rượu vang lại có tác dụng phụ như vậy?
Lý do là rượu vang cũng là rượu. Bài viết trên BBC chỉ là một dự đoán khoa học, không phải là một kết luận sau nghiên cứu lâm sàng, chỉ nhắc nhở chúng ta đừng uống rượu vang quá nhiều.
Trong những buổi tiệc tùng, chúng ta thường không tránh khỏi việc uống rượu bia để cho cuộc vui thêm trọn vẹn. Nhưng sau khi uống rượu bia, một số người gặp phải tình trạng đau đầu và đôi khi họ chỉ uống rượu vang với lượng cồn rất thấp thì vẫn có triệu chứng đau đầu. Vậy thì nguyên nhân là do đâu?
Đây là do một độc tố còn tồn trong rượu được gọi là Aldehyde hình thành trong quá trình lên men cồn ethylic khi sản xuất rượu vang, là nguyên nhân gây sốc, gây choáng khi uống rượu vang, làm cho hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa hoạt động mạnh, huyết áp cao và gây nhức đầu.
Khi nồng độ Aldehyde vượt mức cho phép, chất độc này sẽ tác động trực tiếp đến não và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: bệnh tim mạch; những bệnh thoái hóa thần kinh như bệnh Alzheimer (mất trí nhớ); Parkinson (rối loạn vận động); ung thư; dị dạng thai nhi, ….
Do đó, Bộ Y tế quy định về hàm lượng Aldehyde và một số loại độc tố khác trong rượu;theo tiêu chuẩn Việt Nam 7043 - 3013, hàm lượng Aldehydetrong rượu không thể vượt quá 50mg trên 1 lít rượu, tính theo độ rượu ethylic100 độ.
3. OPCs giữ điều kỳ diệu của quả nho trong rượu vang mà không phải “say vì rượu”
OPCs (OLIGOMERIC PROANTHOCYANIDINE COMPLEX ) được tìm thấy trong hạt nho, vỏ quả nho, táo, các loại trái berries… là hợp chất POLYPHENOL THỰC VẬT chống oxy hóa mạnh gấp 20 lần so với các chất chống oxy hóa thông thường như: Vitamin E, C,… Chúng ta có thể tạo thói quen dùng OPCs để bảo vệ sức khỏe, làm đẹp từ bên trong bởi những công dụng mà OPCs mang lại:
1) Để làn da trẻ mãi: Nếu bạn sang Mỹ, bạn sẽ thấy những cánh đồng bạt ngàn trồng nho hay các loại quả berries. Tại đây, họ có hẳn những Hiệp hội để quảng bá và cả nghiên cứu khoa học về các loại quả này. Bạn có thể gõ chữ OPCs, Polyphenol….. trên google để tìm hiểu về khả năng chống lão hóa từ bên trong cơ thể của các hợp chất thiên nhiên này. Đây là chất chống oxy hóa có khả năng chống lão hóa da, giảm sạm da do tác động từ tia UV của ánh nắng mặt trời để da bạn luôn trẻ đẹp.
2) Để não bộ chậm già: Một diễn viên diễn xuất tinh tế sẽ làm sinh động thêm nét đẹp ngoại hình trong mắt khán giả. Một người chồng hay vợ sắc sảo về trí tuệ sẽ là hình ảnh đẹp hoàn hảo trong mắt người bạn đời.
Vậy bạn làm sao có thể làm điều đó khi gánh nặng cuộc đời, môi trường bị ô nhiễm, thức ăn hấp dẫn nhưng đầy”cholesterol” làm cho não bạn “mau già”?
Và bạn thường nghe “chống lão hóa cho da” chứ ít ai biết cách “chống lão hóa cho não” trước các “gốc tự do” - những tên lính hiếu chiến liên tục tấn công làm “não mau bị già”. Bởi hầu hết các chống lão hóa, ngay cả Vitamin C, E…. cũng không vượt qua hàng rào máu não, đi vào não để bảo vệ não.
Nhưng đừng lo vì giờ đây bạn đã có OPCs! Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, đây là chất hiếm hoi có khả năng qua được hàng rào máu não để chống lão hóa não:
- Ngăn ngừa sự tấn công của các gốc tự do lên nhóm tế bào thần kinh, giúp tăng cường trí nhớ. Nhờ đó, OPCs ngừa được tình trạng suy giảm trí nhớ và bệnh Alzheimer (mất trí nhớ), bệnh Parkinson (rối loạn vận động).
- Giúp tế bào thần kinh tránh bị tổn thương do thiếu máu cục bộ để giảm nguy cơ tai biến mạch máu não.
- OPCs còn được xem như một “dũng tướng” có cơ chế chống lại quá trình oxy hóa của cholesterol xấu gây ra,giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch, hạn chế hình thành cục máu đông(làm giảm nguy cơ bị các bệnh tim mạch).
- Cải thiện các triệu chứng của ADHD - Hội chứng rối loạn tăng động, giảm chú ý(Là hội chứng thường gặp ở trẻ em và học sinh, sinh viên gồm những hành vi:không chịu ngồi yên một chỗ;chạy nhảy, nghịch phá; tay chân ngọ nguậy khi ngồi; không thể tập trung được, ...).
4. Sử dụng OPCs thế nào để hiệu quả?
Công dụng của OPCs chỉ được phát huy khi cơ thể tiếp nhận một lượng OPCs đầy đủ và đều đặn. Liều dùng của OPCs trong khoảng trung bình là từ 50 - 150 mg mỗi ngày. Quá 150 mg có thể gây ảnh hưởng không tốt (gây táo bón), dưới 50 mg (không đủ tác dụng).
Việc bổ sung OPCs từ việc ăn trái cây có hiệu quả không ổn định vì chúng ta sẽ không biết ăn bao nhiêu là đủ. Trong trường hợp, một số người có đường ruột yếu nếu dùng nho quá nhiều có thể bị tiêu chảy.Do đó, việc dùng OCPs chuẩn hóa có hàm lượng xác định sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn việc ăn nho hay uống rượu vang.
Mai Hoa